Tin hoạt động

Hội đồng khoa học nghiệm thu kết quả nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Phương pháp thử cơ bản cho cốt liệu theo định hướng mới, mã số TC 33-21

Ngày tạo : 30/06/2022

Ngày 30/6/2022, Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu kết quả nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Phương pháp thử cơ bản cho cốt liệu theo định hướng mới, mã số TC 33-21. TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Viện trưởng – Chủ tịch Hội đồng và các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đến từ Trường Đại học Xây dựng, Hội Bê tông Việt Nam và Viện KHCN Xây dựng.

Hội đồng đã được nghe ThS. Đỗ Thị Lan Hoa, chủ trì nhiệm vụ báo cáo một số kết quả chính của nhiệm vụ, gồm 08 tiêu chuẩn: Cốt liệu – Các quy định chung trong thử nghiệm – Phần 1: Phương pháp lấy mẫu (EN 932-1:1996);  Cốt liệu – Các quy định chung trong thử nghiệm – Phần 2: Phương pháp rút gọn mẫu phòng thí nghiệm (EN 932-2:1999 ); Cốt liệu – Các quy định chung trong thử nghiệm – Phần 5: Các thiết bị chung và hiệu chuẩn (EN 932-5:2012); Cốt liệu – Phương pháp thử các tính chất hình học – Phần 1: Xác định thành phần hạt - Phương pháp sàng (EN 933-1:2012); Cốt liệu – Phương pháp thử các tính chất hình học – Phần 2: Xác định thành phần hạt – Sàng thí nghiệm, kích thước danh định của mắt sàng (EN 933-2:2020); Cốt liệu – Phương pháp thử các tính chất hình học – Phần 4: Xác định hình dạng hạt – Chỉ số hình dạng (EN 933-4:2008); Cốt liệu – Phương pháp thử các tính chất hình học – Phần 9: Đánh giá hạt mịn bằng thí nghiệm xanh methylene (EN 933-9:2009 (A1:2013)); Cốt liệu – Phương pháp thử các tính chất nhiệt và thời tiết - Phần 4: Xác định độ co ngót khô (EN 1367-4:2008).

Các tiêu chuẩn được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn châu Âu đi kèm để có thể đưa vào sử dụng đồng bộ đảm bảo hệ thống là rất cần thiết. Các tiêu chuẩn đưa ra các quy trình áp dụng cho các loại cốt liệu sử dụng với nguồn gốc, công năng khác nhau; quy định cơ bản sử dụng trong toàn bộ các phương pháp thử cốt liệu (lấy mẫu, rút gọn mẫu, quy định chung về thiết bị và hiệu chuẩn, quy định về sàng); các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản hiện đang dùng trong đánh giá chất lượng theo TCVN hiện hành (thành phần hạt,…)

Hội đồng đã nghe các chuyên gia trong và ngoài Viện trao đổi, thảo luận, góp ý về một số nội dung trong các dự thảo tiêu chuẩn, như: chuyển dịch thuật ngữ từ tiêu chuẩn gốc; một số chỉ tiêu cần điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam;…  

Kết luận phiên họp, TS. Nguyễn Thanh Bình - Phó Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng cảm ơn các chuyên gia đã có những ý kiến góp ý quý báu để hoàn thiện dự thảo các tiêu chuẩn, mã số TC 33-21. Hội đồng đánh giá cao sự làm việc nghiêm túc, khoa học của nhóm nghiên cứu và đề tài được đánh giá loại xuất sắc.

Các tin liên quan