Thí nghiệm

Thí nghiệm khả năng chịu động đất của liên kết dầm cứng (outrigger) - lõi bê tông cốt thép

Ngày tạo : 14/07/2015

Ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2015, Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Động đất – Viện Chuyên ngành kết cấu Công trình Xây dựng – Viện KHCN Xây dựng đã thực hiện thành công thí nghiệm khả năng chịu động đất của mẫu thí nghiệm “mô phỏng liên kết giữa dầm cứng (outrigger) và lõi”. Thí nghiệm nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Australia “Nghiên cứu sự làm việc của nhà siêu cao bằng bê tông cốt thép có tầng cứng chịu tải trọng gió và động đất ở Việt Nam”.

Ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2015, Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Động đất – Viện Chuyên ngành kết cấu Công trình Xây dựng – Viện KHCN Xây dựng đã thực hiện thành công thí nghiệm khả năng chịu động đất của mẫu thí nghiệm “mô phỏng liên kết giữa dầm cứng (outrigger) và lõi”. Thí nghiệm nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Australia “Nghiên cứu sự làm việc của nhà siêu cao bằng bê tông cốt thép có tầng cứng chịu tải trọng gió và động đất ở Việt Nam”.

Thí nghiệm bao gồm:

- Mẫu thí nghiệm có kích thước 3300 x 4500 x 800 mm kể cả móng, trong đó kích thước của outrigger là 1300 x 2730 x 160 mm.

- Hệ thống tạo tải là kích thủy lực động có năng lực 1000 kN, hành trình kích ± 250 mm, bơm dầu công suất lớn, bộ điều khiển FLEXTEST kết nối với máy tính. Tất cả các thiết bị có xuất xứ của hãng MTS (Hoa Kỳ).

- Thiết bị đo đạc và thu nhận dữ liệu bao gồm 72 đầu đo, trong đó có 20 đầu đo chuyển vị và 52 phiến đo biến dạng của cốt thép và bê tông, 01 loadcell và 01 LVDT gắn trực tiếp trên kích thủy lực động. Các đầu đo được kết nối với bộ thu nhận dữ liệu Wavebook của hãng IOTECH (Hoa kỳ) và TDS 530 của hãng TML (Nhật Bản). Toàn bộ quá trình thu nhận dữ liệu thí nghiêm được thực hiện tự động thông qua máy tính kết nối với thiết bị thu nhận dữ liệu.

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp tựa tĩnh. Kích thủy lực động 1000 kN được gắn một đầu tại vị trí đỉnh mẫu thí nghiệm, một đầu gắn vào tường phản lực. Công tác điều khiển kích thủy lực được thực hiện thông qua phần mềm điều khiển trên máy tính, đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Việc thực hiện thành công thí nghiệm này một lần nữa khẳng định năng lực của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Động đất trong lĩnh vực nghiên cứu, thí nghiệm khả năng chịu động đất của kết cấu công trình xây dựng.


Ảnh: Nhóm thực hiện thí nghiệm
              
                        
Ảnh: Mẫu sau khi kết thúc thí nghiệm

            

Các tin liên quan